Giãn dây chằng lưng do nguyên nhân gì, có nguy hiểm không?

Giãn dây chằng lưng thường bắt gặp ở những người lao động nặng nhọc, làm việc sai tư thế? Bệnh gây ra nhiều trở ngại, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn cùng theo dõi thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây!

Giãn dây chằng lưng là gì?

Giãn dây chằng lưng là hiện tượng các cơ bao quanh xương khớp ở cột sống bị căng giãn quá mức. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vùng lưng trên hoặc dưới đột ngột đau nhức, kèm theo đó là triệu chứng căng cơ, vận động lưng khó khăn. Thậm chí có trường hợp còn xuất hiện thêm vùng sưng nhẹ, tê buốt hoặc nóng đỏ.

Giãn dây chằng lưng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ thanh thiếu niên cho tới người trưởng thành hoặc ngay cả người cao tuổi. Tùy thuộc theo mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Giãn dây chằng lưng là gì

Nguyên nhân dây chằng lưng bị giãn

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng dây chằng lưng bị giãn có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân dưới đây:

Vận động nặng

Thường xuyên khiêng vác vật nặng trên lưng, lao động quá sức sẽ khiến dây chằng ở lưng liên tục chịu áp lực lớn. Sau một thời gian, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và vận động lưng khó khăn.

Ảnh hưởng từ các chấn thương ở lưng

Những chấn thương ở lưng do tai nạn giao thông, trong sinh hoạt hoặc khi làm việc có thể khiến dây chằng bị tổn thương. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến dây chằng lưng bị giãn ra, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Do đột ngột thay đổi tư thế

Đột ngột cúi, xoay, gập người cũng có thể khiến cơ và hệ thống dây chằng ở cột sống bị căng giãn. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơn đau nhức tại lưng phát triển nhanh.

Làm việc, vận động sai tư thế

Dây chằng ở lưng cũng có thể giãn ra khi người bệnh vận động, làm việc sai tư thế, đặc biệt là dân văn phòng. Nếu bị giãn dây chằng lưng do nguyên nhân này gây ra, người bệnh sẽ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhói tại lưng, việc nghiêng người hay các vận động khác cũng bị cản trở ít nhiều.

Mang thai

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ liên tục tiết ra hormone relaxin. Đây là loại hormone có tác dụng nới lỏng khớp và giúp dây chằng giãn nở để tạo không gian phát triển cho thai nhi.

Tuy nhiên ở những tháng cuối của thai kỳ, kích thước bào thai ngày càng lớn dần khiến dây chằng lưng bị giãn quá mức, gây đau nhức lưng của mẹ bầu.

Do bệnh thoái hóa dây chằng

Khi tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể dần bị thoái hóa, hệ thống dây chằng và xương khớp cũng yếu dần. Khi vận động, dây chằng ở lưng có thể giãn bất cứ lúc nào, nhất là khi cử động mạnh.

Nguyên nhân dây chằng lưng bị giãn

Triệu chứng khi bị giãn dây chằng lưng

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng giãn dây chằng lưng rất rõ ràng. Cụ thể bào gồm:

  • Đau nhức vùng lưng

Đau lưng là triệu chứng giãn dây chằng phổ biến nhất. Cấp độ đau sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cơn đau có thể âm ỉ, thành từng cơn hoặc đau nhói. Khi người bệnh vận động, cơn đau sẽ tái diễn nghiêm trọng và có xu hướng giảm dần khi nghỉ ngơi.

  • Căng cứng lưng

Căng cứng lưng thường xảy ra cùng với tình trạng đau nhức lưng. Triệu chứng này gây cản trở rất nhiều tới khả năng vận động của lưng. Người bệnh cần massage, xoa bóp để lưng được thư giãn.

  • Lưng tê buốt

Khi bị giãn dây chằng lưng, những cơ tê buốt có thể “hành hạ’ người bệnh. Vùng tê buốt bắt đầu từ lưng, sau đó lan rộng xuống hai chân. Khi thời tiết chuyển mùa hoặc nhiệt độ xuống, biểu hiện này càng rõ rệt.

  • Biểu hiện khác

Một số dấu hiệu giãn dây chằng lưng khác đó là:

  • Cột sống cong vẹo, mất đường cong tự nhiên của cơ thể
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau nhức
  • Khả năng vận động giảm sút.

Triệu chứng khi bị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?

Giãn dây chằng lưng là một tình trạng được đánh giá có tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm cho sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Bệnh cần thời gian điều trị dài mới có thể phục hồi. Bạn cũng không nên lo lắng quá vì đa số các trường hợp mắc vấn đề này đều đáp ứng thuốc tốt và có biến chuyển khi điều trị.

Tuy nhiên nếu nghi ngờ bản thân bị giãn dây chằng lưng thì bạn cũng không được phép chủ quan. Bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra một số hệ lụy nguy hiểm như:

  • Cong vẹo cột sống
  • Đau nhức lưng mãn tính
  • Đứt dây chằng
  • Ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động
  • Rách sụn chêm
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống,….

Cách chữa giãn dây chằng lưng

Tùy thuộc vào mức độ giãn của dây chằng và cơn đau nhức, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp. Những cách chữa giãn dây chằng lưng phổ biến hiện nay là:

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Để giảm đau nhức lưng do giãn dây chằng gây ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, Acetaminophen. Tuy nhiên thời gian dùng nhóm thuốc này chỉ được phép dưới 7 ngày để tránh phản ứng phụ không mong muốn.

Massage, xoa bóp vùng lưng

Nếu tình trạng giãn dây chằng lưng ở mức độ nhẹ thì người bệnh chỉ cần thực hiện massage, xoa bóp vùng lưng tổn thương là dược. Cơn đau nhức lưng sẽ nhanh chóng giảm dần.

Cách chữa giãn dây chằng lưng

Vật lý trị liệu giảm đau

Phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng cho những bệnh nhân bị giãn dây chằng kèm theo biểu hiện căng cứng, đau nhức lưng gây khó vận động. Phương pháp này sẽ giúp giảm nhanh cơn đau, tăng khả năng vận động linh hoạt cho lưng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Tránh làm việc quá sức hoặc thức khuya, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp dây chằng mau chóng phục hồi.

Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu về tình trạng giãn dây chằng lưng. Bạn hãy lưu lại những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *