Chỉ số RBC trong máu là gì? Mức bao nhiêu là bình thường?… Đây là nhiều thắc mắc chung của mọi người khi đi xét nghiệm máu. Ngoài ra còn những chỉ số đánh giá hồng cầu nào khác? Tham khảo bài viết sau đây để biết những thông tin chi tiết!
Chỉ số RBC trong máu là gì?
RBC là kí tự viết tắt của cụm từ y khoa Red Blood Cell, được định nghĩa là số lượng hồng cầu. Hồng cầu chính là thành phần quan trọng nhất cũng như chiếm rất nhiều tế bào trong máu. Bên cạnh đó, lượng huyết sắc tố tích tụ trong hồng cầu có vai trò làm cho máu có màu đỏ đặc trưng. Trong cơ thể người, hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi tới các mô, đồng thời vận chuyển lượng khí CO2 ở các mô khác quay lên phổi để thực hiện quá trình đào thải. Vậy nên hồng cầu đóng vai trò quan trọng không thể thay thế đối với những hoạt động sống trong cơ thể.
Quá trình tạo ra hồng cầu diễn ra ở tủy xương, trung bình chu kỳ sống của nó thường kéo dài từ 90 – 120 ngày. Chỉ số RBC (số lượng hồng cầu) sẽ đưa ra con số cụ thể về tổng lượng hồng cầu trong máu. Theo một vài thống kê y khoa, mỗi ngày có tới 200 – 400 tỷ hồng cầu chết đi. Vì vậy, để tạo ra một lượng hồng cầu ổn định, bạn sẽ phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như: Đường gluco, sắt, axit folic, vitamin B6, vitamin B12. Nếu bị thiếu hụt bất cứ chất dinh dưỡng nào, hồng cầu sinh ra có khả năng bị dị dạng hoặc thay đổi kích thước. Những thông tin này giúp chúng ta hiểu được chỉ số RBC rất quan trọng.
Chỉ số RBC bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số RBC ở mức bình thường sẽ nằm trong khoảng 4.0 – 5.9 triệu tế bào/cm3, con số này tương đương với lượng hồng cầu được ước tính theo đơn vị quốc tế là:
- Nam giới: 4.2 – 5.8 tế bào/I (T/L)
- Nữ giới: 4 – 5.4 tế bào/I (T/L)
- Trẻ sơ sinh: 3.8 tế bào/I (T/L)
Chỉ số RBC tăng giảm khi nào?
Chỉ số RBC tăng
Hiện tượng số lượng hồng cầu tăng hoặc chỉ số RBC cao hơn bình thường không hay xảy ra. Mọi người sẽ gặp tình trạng này khi:
- Người bị mất nước, đi ngoài, nôn nhiều.
- Mắc chứng tăng hồng cầu hoặc bệnh đa hồng cầu thực.
- Bên cạnh đó, RBC cũng tăng ở một số người bệnh rối loạn tuần hoàn tim, tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi…
- Số lượng hồng cầu tăng còn do nguyên nhân máu thiếu oxy, hoặc sống ở những môi trường trên cao không khí loãng như ở vùng núi cao.
- Đối tượng vận động viên dùng doping cũng dễ bị tăng RBC.
Chỉ số RBC giảm
Những đối tượng sau dễ bị giảm chỉ số RBC:
- Người bị mất máu, mắc bệnh thiếu máu (ví dụ: Chảy máu dạ dày).
- Ăn uống thiếu dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt sắt, axit folic và vitamin B12.
- Người mắc bệnh thận, ung thư,…
- Phụ nữ có thai.
- Người bị suy tuỷ.
- Số lượng hồng cầu giảm do yếu tố di truyền.
Các chỉ số đánh giá hồng cầu khác
Chỉ số HBG (viết tắt của Hemoglobin) – Khối lượng huyết sắc tố tồn tại trong 1 thể tích máu
Huyết sắc tố Hemoglobin là 1 phân tử protein có cấu tạo phức tạp, chứng năng chính là vận chuyển oxy và tạo màu đỏ ở hồng cầu. Chỉ số HBG trung bình với nam giới là 13 – 18g/dl, với nữ giới là 12 – 16g/dl.
Chỉ số này sẽ tăng khi mọi người bị bệnh lý tim mạch, mất nước, bị bỏng. Ngược lại, chúng sẽ giảm trong trường hợp xuất huyết, thiếu máu, tán huyết.
Chỉ số HCT (viết tắt của Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu/thể tích máu toàn phần
Ở mức thông thường, HCT của nam giới dao động trong khoảng 45 – 52%, của nữ giới sẽ từ 37 – 48%. Những người có bệnh lý tim mạch, bệnh phổi, bị tăng hồng cầu, mất nước sẽ làm chỉ số HCT tăng. Bên cạnh đó, chỉ số này sẽ giảm khi có hiện tượng thiếu máu, mất máu, xuất huyết.
Chỉ số MCV (viết tắt của cụm từ y khoa Mean Corpuscular Volume) – Thể tích trung bình của 1 hồng cầu
Công thức tính: MCV = HCT/Số lượng hồng cầu, trung bình ở khoảng 80 – 100 femtoliter (fl)
MCV sẽ tăng trong trường hợp thiếu acid folic, vitamin B12, người bị bệnh gan hay bị chứng tăng hồng cầu. Ngược lại, chỉ số này sẽ giảm khi bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, bị các bệnh mãn tính.
Chỉ số MCH (viết tắt của cụm từ y khoa Mean Corpuscular Hemoglobin) – Trung bình lượng huyết sắc tố trong 1 hồng cầu
Công thức tính MCH = HBG/Số lượng hồng cầu, trung bình từ 27 – 32 picogram (pg)
Chỉ số MCH tăng trong trường hợp thiếu máu hồng cầu to, hoặc xảy ra ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chỉ số này sẽ giảm khi thiếu sắt, thiếu máu.
Chỉ số MCHC (viết tắt của cụm từ Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của Hemoglobin trong 1 thể tích máu
Công thức tính MCHC = HBG/HCT, khoảng bình thường là từ 32 – 36%
Chỉ số MCHC tăng hoặc giảm với những trường hợp tương tự như chỉ số MCH.
Chỉ số RDW (viết tắt của cụm từ Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu
Giá trị RDW trung bình từ 11 – 15%. Giá trị này càng cao đồng nghĩa với việc kích thước hồng cầu cũng có những sự thay đổi lớn.
Chỉ số PLT (viết tắt của cụm từ Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong 1 thể tích máu
Tiểu cầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đông máu. Trong trường hợp tiểu cầu thấp sẽ gây ra hiện tượng mất máu, còn nếu số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành những cục máu đông dẫn đến tắc mạch, gây ra nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Lượng tiểu cầu trung bình đạt chuẩn sẽ từ 150.000 – 400.000/cm3. Chỉ số PLT tăng khi mọi người gặp chấn thương, viêm nhiễm, xảy ra sau khi mổ cắt lá lách, rối loạn tăng sinh ở tuỷ xương. Ngược lại, chỉ số này sẽ giảm khi người bệnh bị suy tủy, cường lách, ức chế tủy xương, dùng hoá trị, ung thư di căn, trẻ sơ sinh bị bệnh tán huyết,…
Bài viết trên đây đã tổng hợp nhiều thông tin hữu ích về chủ đề chỉ số RBC trong máu là gì,… đồng thời cập nhật thêm kiến thức về những chỉ số hồng cầu khác. Chúng tôi hy vọng đã mang đến nhiều thông tin chất lượng cho quý bạn đọc. Chúc mọi người luôn vui vẻ, sống khỏe mạnh và cống hiến nhiều cho xã hội!