Đau lưng khi mang thai là dấu hiệu nhiều mẹ bầu gặp phải. Tình trạng này diễn biến theo sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng đau lưng trong thời gian mang thai qua bài viết bên dưới nhé!
Đau lưng khi mang thai tuần đầu
Đau lưng khi mang thai tuần đầu là bệnh lý bình thường mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này ở những ngày đầu trong giai đoạn thai kỳ báo hiệu thai nhi hình thành sớm.
Thực tế, rất ít chị em biết được điều này, đôi khi còn nhầm lẫn với căn bệnh nào đó về xương khớp. Hoặc một số người sắp tới ngày hành kinh cũng gặp triệu chứng này nên chủ quan không biết là biểu hiện của mang thai sớm.
Không chỉ đau mỏi lưng, mẹ bầu ở tuần đầu mang thai còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau tức ngực, nhũ hoa thâm đen bất thường. Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố bên trong.
Cụ thể hơn, để chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi và giai đoạn sinh nở về sau, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự tiết ra hormone làm giãn dây chằng có tên gọi là relaxin. Hormone này sẽ khiến hệ xương khớp trở nên mềm và lỏng lẻo hơn.
Chính sự mềm yếu của xương khớp trong giai đoạn này khiến mẹ bầu liên tục cảm thấy đau nhức lưng. Nhất là vùng thắt lưng cột sống.
Đau lưng khi mang thai tháng thứ 2
Bước sang những ngày đầu của tháng thai kỳ thứ 2, cơ thể người mẹ vẫn chưa thể thích nghi được với sự xuất hiện của bào thai bên trong. Bởi thời gian này vẫn thuộc giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó mà ngay cả khi bước vào tuần thai thứ 7, mẹ bầu vẫn cảm thấy đau nhức lưng.
Đến tuần thứ 8 của thai kỳ, cơn đau lưng thậm chí có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác xung quanh. Điển hình trong đó là vùng mông, xương chậu sau hoặc bắp đùi. Lúc này, các hoạt động thường ngày của mẹ bầu đều bị ảnh hưởng lớn. Khi mẹ bầu leo cầu thang hoặc xoay người khi ngủ đều cảm thấy thắt lưng đau nhói khó chịu.
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
Ở một số mẹ bầu, tình trạng đau lưng có thể kéo dài trong 3 tháng đầu. Bên cạnh ảnh hưởng của hormone relaxin khiến xương khớp yếu đi, mẹ bầu còn thường xuyên cảm thấy stress, bất an, cáu gắt thất thường.
Hơn thế, trong 3 tháng đầu mang thai, cân nặng của mẹ bầu cũng có sự thay đổi lớn. Có mẹ bầu giảm cân do ốm nghén, ngược lại có người đột ngột tăng hàng chục cân.
Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh thì lượng mỡ thừa sẽ tạo áp lực lớn lên vùng dây chằng ở xương chậu. Từ đây dễ phát sinh các cơn đau lưng.
Ngoài ra, việc mẹ bầu bị đau lưng trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể là do ảnh hưởng từ sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể. Thai nhi trong bụng mẹ bầu lớn dần làm cho trọng tâm cơ thể của thai phụ có xu hướng ngả về đằng trước.
Lúc này, tư thế sinh hoạt bình thường của mẹ bầu đều thay đổi. Việc đi, đứng, ngồi hay ngủ nghỉ đều khác biệt so với thời điểm chưa mang thai. Từ đây làm tăng áp lực tác động tới khung xương chậu và cột sống, gây ra những cơn đau nhức lưng.
Nếu việc mẹ bầu bị đau lưng ở 3 tháng đầu không phải do những nguyên nhân trên thì có khả năng cao đang bị động thai. Trong trường hợp tiêu cực này, mẹ bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:
- Vùng bụng dưới đau tức hoặc đau âm ỉ, cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi mẹ bầu nghỉ ngơi.
- Âm đạo tiết dịch bất thường và thay đổi màu sắc (có thể là màu hồng nhạt, đen hoặc đỏ sẫm).
- Có máu kèm dịch nhầy ra ngoài quần.
- Thắt lưng đau mỏi.
Khi nghi ngờ bản thân bị động thai, mẹ bầu cần tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tính mạng mẹ bầu và thai nhi.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối
Đau lưng khi mang thai tháng cuối có thể do một vài nguyên nhân chính dưới đây gây ra:
Mẹ bầu vận động, nghỉ ngơi sai tư thế
Bụng bầu to quá mức ở tháng cuối mang thai khiến tư thế vận động của mẹ bầu bị thay đổi lớn. Trong giai đoạn này, rất nhiều mẹ bầu thường ngồi bệt, chống hai tay ra sau để làm điểm tựa đỡ trọng lượng cơ thể. Tư thế này khiến mẹ bầu phải chịu đựng cơn đau nhức ở lưng.
Ngoài ra, việc mẹ bầu lười vận động hoặc đứng, ngồi quá lâu ở một tư thế cũng khiến hệ thống dây chằng ở lưng suy yếu dần. Cơn đau nhức theo đó cũng tái hiện rõ ràng, nhất là lúc mẹ bầu xoay lưng hoặc nâng nhấc đồ vật.
Hệ lụy của việc tăng cân quá mức
Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng cân ở mức tối đa là 20kg. Hơn thế, đây cũng là lúc thai nhi phát triển lớn nhất. Tình trạng khiến cột sống và cả hệ xương khớp phải chịu áp lực lớn. Từ đây mẹ bầu rất dễ bị đau nhức không chỉ vùng lưng mà còn các vị trí khác.
Cơ bụng của mẹ bầu bị yếu
Càng vào những ngày trong tháng cuối thai kỳ, áp lực thai nhi khiến cơ bụng của mẹ bầu kém linh hoạt và yếu đi. Đồng thời bào thai cũng khiến tử cung mở rộng ra, vùng chậu bị chèn ép trông thấy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai trong tháng cuối.
Do thai nhi quay đầu
Để chuẩn bị chào đời, vào tuần 25 – 28, thai nhi đạt cân nặng tối đa và sẽ bắt đầu quay đầu. Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ nét thay đổi này mà không cần phải siêu âm hay thực hiện thăm khám. Trong đó, bụng mẹ bầu tụt thấp và cảm giác nhẹ người, dễ thở hơn là biểu hiện rõ nét của hiện tượng này.
Tuy nhiên đi kèm với sự thay đổi của thai nhi cũng khiến mẹ bầu bị đau nhức lưng. Bởi mẹ bầu luôn có xu hướng ngả về sau để thăng bằng nên dây chằng chưa thể thích nghi với thói quen này.
Bên cạnh đó, việc mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối cũng có thể là do bị thiếu dưỡng chất hoặc canxi. Mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất về dinh dưỡng.
Cách giảm đau lưng khi mang thai
Để giảm đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo một số chỉ dẫn hữu ích bên dưới:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để làm giảm những cơn co thắt ở lưng. Từ đây cơn đau nhức lưng cũng giảm dần.
- Massage, xoa bóp vùng lưng: Đây là biện pháp cải thiện cơn đau hiệu quả tại nhà. Massage hoặc xoa bóp đều giúp kích thích hoạt động của tuần hoàn máu. Theo đó, máu sẽ lưu thông thuận tới tới tất cả bộ phận trong cơ thể. Từ đây giảm nhanh cơn đau nhức ở vùng lưng mẹ bầu.
- Vận động đúng tư thế: Vận động đúng tư thế vừa giúp xương khớp mẹ bầu khỏe mạnh, vừa phòng tránh nhiều bệnh lý khác. Đặc biệt, điều chỉnh đúng tư thế cũng làm dịu nhanh cơn đau nhức ở lưng khi mẹ bầu mang thai.
- Kiểm soát cân nặng: Tăng cân quá nhanh ở mẹ bầu có thể khiến cột sống bị tổn thương gây đau lưng. Do đó, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Hoạt động thể chất vừa phải: Bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế vận động nhưng vẫn cần rèn luyện hoạt động thể chất phù hợp.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai mà mẹ bầu nên biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của chúng tôi!