Chữa đau lưng bằng cây xương rồng là bài thuốc dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, phương pháp này vẫn được khá nhiều người quan tâm, lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh của cây xương rồng và biết cách thực hiện bài thuốc hiệu quả, bạn đọc hãy dành vài phút theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.
Tác dụng của cây xương rồng chữa đau lưng
Theo y học cổ truyền, xương rồng là thảo mộc có vị đắng, tính hàn. Công dụng chính là tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc chữa lở loét và giảm đau lưng. Vì vậy, cây xương rồng xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa đau lưng do các bệnh về xương khớp như: Đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp… gây ra.
Ngoài ra, nghiên cứu y học hiện đại cũng cho biết trong xương rồng có chứa đa dạng các hoạt chất như: Friedelan-3a-ol, Triterpenoid, acid citric,… Đây đều là các thành phần có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng đau lưng rất tốt. Hơn nữa, trong xương rồng còn chứa hàm lượng lớn hoạt chất Flavonoids, đem lại công dụng nổi bật trong việc chống viêm, chống oxy hóa, giảm đau và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương.
Chính vì vậy, chữa đau lưng bằng cây xương rồng được rất nhiều người áp dụng. Đem lại hiệu quả tốt mà ít tốn kém chi phí.
Chữa đau lưng bằng cây xương rồng nào?
Các nghiên cứu cho thấy, có đến hơn 200 loại khác nhau. Nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng chữa bệnh, sử dụng không đúng loại xương rồng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Thế nên khi áp dụng cách chữa đau lưng bằng xương rồng mọi người phải tìm đúng loại.
Theo đó, để chữa đau lưng bằng xương rồng dân gian thường dùng xương rồng bẹ (hay còn gọi là xương rồng tai thỏ) và xương rồng ba chia (còn được gọi là xương rồng ba cạnh). Còn lại tất cả các loại xương rồng khác đều chưa được nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh. Vì vậy mọi người chỉ dùng đúng 2 loại xương rồng nêu trên để thực hiện bài thuốc chữa đau lưng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách chữa đau lưng bằng cây xương rồng
Chữa đau lưng bằng cây xương rồng có thể được thực hiện với nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên có 3 cách đơn giản, dễ thực hiện với hiệu quả tốt nhất đang được áp dụng phổ biến.
Đó là:
Kết hợp xương rồng với muối hạt
Chuẩn bị nguyên liệu
- Xương rồng ba chia: 3 nhánh
- Muối hạt: 100g
Các bước thực hiện:
- Người bệnh dùng dao gọt bỏ hết gai xương rồng rồi đem rửa sạch. Ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để giảm bớt độc tố và loại bỏ bụi bẩn trong xương rồng
- Dùng chày giã dập xương rồng rồi trộn đều với muối hạt
- Đem sao nóng hỗn hợp rồi đổ ra miếng vải sạch. Gói kín nguyên liệu bên trong sau đó chườm trực tiếp lên khu vực đang bị đau nhức cho đến khi nguyên liệu nguội thì bỏ ra
- Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn trong khoảng 2 tuần sẽ thấy triệu chứng đau nhức được cải thiện đáng kể
Đắp xương rồng bẹ chữa đau lưng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 – 3 bẹ xương rồng
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa cắt bỏ gai nhọn xương rồng rồi đem rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch
- Đặt các bẹ xương rồng lên bếp than nướng đến khi nóng đều cả 2 mặt thì lấy ra, đặt lên chiếc khăn xô hoặc miếng vải sạch
- Đắp nguyên liệu lên vùng lưng đang bị đau nhức
- Áp dụng bài thuốc đều đặn 2 – 3 lần hàng tuần sẽ thấy tình trạng đau lưng, đau mỏi xương khớp dần thuyên giảm
Cây xương rồng, ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Ngải cứu, dây tơ hồng và cúc tần: Mỗi loại 1 nắm
- Xương rồng bẹ: 3 bẹ
Các bước thực hiện:
- Người bệnh cắt bỏ hết các gai nhọn trên bẹ xương rồng rồi rửa sạch. Tiếp tục ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng khoảng 10 phút
- Các nguyên liệu còn lại cũng đem rửa sạch, để ráo nước
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào chảo, sao nóng rồi đổ ra, đắp trực tiếp lên vùng lưng đang bị đau nhức. Nếu nguyên liệu nguội thì đổ ra sao nóng và tiếp tục chườm thêm 1 lần nữa
- Thực hiện bài thuốc đều đặn ít nhất trong 10 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị
Chữa đau lưng bằng cây xương rồng cần lưu ý gì?
Chữa đau lưng bằng xương rồng là kinh nghiệm được lưu truyền rất phổ biến trong dân gian. Bài thuốc được đánh giá cao về tính an toàn, dễ thực hiện mà chi phí lại thấp. Tuy nhiên, để nhận được hiệu quả tốt và giảm thiểu tối đa các rủi ro không mong muốn, khi dùng xương rồng để chữa bệnh mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Bài thuốc chữa đau lưng bằng xương rồng chỉ phù hợp với những người bị đau lưng mức độ nhẹ. Với các trường hợp đau nhức dữ dội kéo dài nên thăm khám y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị bệnh đúng cách
- Tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bài thuốc
- Chữa đau lưng bằng cây xương rồng là bài thuốc dân gian nên cần thực hiện trong một khoảng thời gian dài mới phát huy được tác dụng. Người bệnh cần kiên trì áp dụng theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả điều trị
- Sử dụng xương rồng với liều lượng phù hợp, không lạm dụng bài thuốc để tránh gây phản tác dụng
- Chú ý không để nhựa xương rồng dính vào mắt hoặc dính vào da để tránh tình trạng gây viêm da, dị ứng da
- Kết hợp bài thuốc cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh
- Trong quá trình thực hiện bài thuốc nếu gặp phải những triệu chứng bất thường như: Nổi mẩn, ngứa, dị ứng, phát ban,… cần ngưng điều trị và thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt
- Nếu áp dụng bài thuốc liên tục sau 1 tháng mà triệu chứng bệnh không được cải thiện thì mọi người nên thăm khám y tế chuyên khoa để được tư vấn, chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác phù hợp hơn
Nội dung bài viết là thông tin về 3 cách chữa đau lưng bằng cây xương rồng và các vấn đề liên quan. Hy vọng đã giúp người bệnh lựa chọn được giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, sớm phục hồi sức khỏe.