Đau nhói sau lưng là hiện tượng xảy ra ở nhiều đối tượng. Cơn đau có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải với nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Vậy, chứng bệnh này có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Đau nhói sau lưng bên trái
Đau nhói sau lưng bên trái là hệ quả của nhiều yếu tố bao gồm nguyên nhân cơ học và bệnh lý. Những chấn thương khi làm việc, chơi thể thao có thể làm tổn thương cột sống và xương khớp. Tuy nhiên cơn đau lưng có thể nhanh chóng tan biến sau một thời gian ngắn khi người bệnh đã nghỉ ngơi và thư giãn điều độ. Ngoài ra, chứng đau nhói sau lưng ở bên trái còn cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng cột sống
Tình trạng cột sống bị nhiễm trùng không nhiều. Đây là hiện tượng các loại vi nấm, virus xâm nhập vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau, tấn công và để lại tổn thương lên đĩa đệm, đốt sống. Từ đó, hệ miễn dịch bị suy yếu, các cơn đau nhói sau lưng xuất hiện và hoành hành người bệnh.
- Phình động mạch chủ
Phình động mạch chủ xảy ra do thành động mạch bị tác động. Nguyên nhân có thể là do chấn thương nặng hoặc bệnh lý. Dấu hiệu đầu tiên là cơn đau nhức ở lưng trái. Đây là bệnh lý mang tính chất nguy hiểm nếu không được điều trị ngay.
- Đau tim
Đau tim là tình trạng xảy ra khi oxy không được cung cấp đủ, cộng thêm việc mảng bám gây tắc nghẽn động mạch vành mới gây ra cơn đau nhức ở lưng trái và lồng ngực. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị đau đầu, buồn nôn, tê cứng chân tay,…
- Ung thư
Đối với bệnh nhân ung thư, đau nhói sau lưng trái là triệu chứng thường gặp, đặc biệt là ung thư vú, phổi. Khi cơn đau này xuất hiện ngày càng nhiều, đó chính là lúc các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang cột sống.
Đau nhói sau lưng bên phải
Tương tự như đau nhói sau lưng trái, chứng đau lưng bên phải là hiện tượng có thể xảy ra sau khi bê vác vật nặng, chơi thể thao cường độ mạnh và nhiều bệnh lý liên quan. Sau đây là một số bệnh có tác động đến phần lưng bên phải mà bạn có thể mắc phải.
- Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp rất phổ biến. Bệnh hình thành do nhân nhầy bị phình đại và lồi ra khỏi vị trí ban đầu. Sau đó chúng sẽ chèn ép dây thần kinh gây đau đớn vùng lưng sau và cột sống. Hơn nữa, bệnh còn gây trở ngại rất lớn đối với các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
- Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người cao tuổi do quá trình lão hóa. Theo thời gian, các bộ phận bị bào mòn như đĩa đệm, gân, sụn khớp bị suy giảm chức năng mới gây ra cơn đau nhức ở sau lưng bên phải.
- Đau ruột thừa
Đau ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm gây đau lưng phải kèm theo đó là triệu chứng sốt nhẹ. Ở trường hợp này, người bệnh cần được điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Cách giảm đau nhói sau lưng
Đau nhói sau lưng diễn ra trong thời gian dài có thể gây rối loạn tâm lý của người bệnh như lo lắng, căng thẳng đầu óc. Hơn nữa, mọi hoạt động khi làm việc và sinh hoạt hàng ngày có thể bị ảnh hưởng. Một số biện pháp dưới đây có thể giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng, chườm lạnh đều có công dụng giảm đau, giảm viêm hiệu quả lại cực kỳ đơn giản. Nếu cơn đau nhói do chấn thương, người bệnh nên chườm lạnh bằng khăn bọc đá trong 2 ngày đầu. Sau đó chuyển qua phương pháp chườm nóng.
- Bài thuốc dân gian: Một số nguyên liệu trong thiên nhiên có những dược tính nhất định nên được sử dụng vào các bài thuốc điều trị bệnh xương khớp. Trong đó có thể kể đến là gừng, xương rồng, lá lốt, ngải cứu,… Chúng có chứa nhiều thành phần kháng viêm, chống sưng rất hiệu quả.
- Thuốc Tây y: Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng được các phương pháp trên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Voltaren,… Ngoài ra, một số thuốc giãn cơ, kháng viêm mạnh có thể được chỉ định bởi bác sĩ khi cơn đau quá dữ dội.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu được kết hợp với việc sử dụng thuốc nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân bị đau nhói vùng lưng. Những bài tập này được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi chuyên gia.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp xâm lấn, chỉ nên được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc mãn tính. Viêm ruột thừa, thoát vị đĩa đệm là hai trường hợp gây đau nhói sau lưng cần được phẫu thuật.
Như vậy, có thể thấy rằng, chứng đau nhói sau lưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, các bạn nên chủ động phòng tránh bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện hàng ngày theo cường độ hợp lý. Khi có dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và có phương hướng xử lý kịp thời. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!