Trượt đốt sống lưng khiến người bệnh vận động khó khăn và tốn kém nhiều chi phí điều trị. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc nhưng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó việc nắm rõ thông tin về bệnh rất quan trọng!
Trượt đốt sống lưng là gì?
Về bản chất, theo đúng tên gọi, trượt đốt sống lưng là hiện tượng đốt sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Tức là đốt sống trên có thể bị trượt ra phía trước hoặc phía sau, khiến người bệnh vận động khó khăn, đau lưng. Cơn đau có thể lan xuống cả phía dưới chân và tăng cấp độ khi người bệnh vận động mạnh.
Hiện tại các bác sĩ phân chia căn bệnh này thành 5 cấp độ dựa theo tỷ lệ trượt đốt sống. Mỗi mức độ bệnh sẽ được xác định dựa theo hình ảnh trên phim chụp X-quang. Cụ thể:
- Độ 1: Trượt từ 0-25% thân đốt sống
- Độ 2: Trượt 26-50% đốt sống ra khỏi vị trí
- Độ 3: trượt từ 51-75% thân của đốt sống
- Độ 4: Trượt từ 76-100% đốt sống
- Độ 5: Đốt sống trượt hoàn toàn, tức đốt sống phía trên trượt hoàn toàn khỏi bề mặt thân của đốt bên dưới.
Mức độ trượt đốt sống càng cao thì người bệnh càng phải chịu đựng những cơn đau đớn. Nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khác.
Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng
Khi đốt sống lưng mới trượt ra khỏi vị trí ban đầu thì không có bất kể triệu chứng nào ngoài những cơn đau thoáng qua. Do đó người bệnh thường chủ quan không đi kiểm tra sức khỏe.
Tới giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ bắt đầu dần cảm nhận thấy những triệu chứng ngày một rõ ràng như: Đi lại khó khăn, lưng đau nhiều, cơn đau lan xuống vùng hông, đùi và hai chân. Khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc vận động nhiều, cơn đau sẽ tăng lên. Đôi khi người bệnh cúi ngửa cũng cảm thấy đốt sống trượt ra khỏi vị trí.
Ở giai đoạn nặng, dáng đi và tư thế của người bệnh sẽ cong vẹo. Các cơ lưng co cứng, lưng đi khom, không thể đứng thẳng được. Cơn đau ngày càng tăng cấp độ và xuất hiện dày lên. Lúc này việc điều trị dứt điểm bệnh rất khó khăn.
Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trượt đốt sống lưng có nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ đốt sống trượt.
Nếu tỷ lệ trượt đốt sống dưới 50% thì được coi là không nguy hiểm. Người bệnh sẽ chỉ bị đau nhức nhẹ, sau nghỉ ngơi vài ngày là đốt sống sẽ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên nếu người bệnh thấy cơ thể có những dấu hiệu khác đi kèm như đau đùi, căng cơ, đau mông và cẳng chân thì cần có biện pháp y tế can thiệp.
Trong trường hợp tỷ lệ trượt đốt sống lớn hơn 50% thì sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lúc này, dáng đi của người bệnh sẽ hơi khom lưng về phía trước hoặc cũng có thể bị vẹo về một bên. Hai bên mông teo dần đi, dáng của người bệnh giống với dáng đi của trẻ em.
Điều trị trượt đốt sống lưng
Với sự phát triển của y học, có rất nhiều phương pháp điều trị trượt đốt sống lưng dứt điểm nếu người bệnh nhanh chóng tới các cơ sở y tế. Bao gồm:
Điều trị nội khoa
Đa số bệnh nhân bị trượt đốt sống lưng được điều trị nội khoa đều cho kết quả cải thiện rõ rệt. Đối với những người ở độ tuổi thiếu niên, chỉ cần hạn chế vận động và mặc áo cố định cột sống chuyên dụng là có thể cải thiện nhanh các biểu hiện của bệnh.
Nếu người bệnh là người trưởng thành hoặc người cao tuổi thì cần điều trị bảo tồn trượt đốt sống lưng. Các biện pháp áp dụng như sau:
- Cố định bên ngoài
- Hướng dẫn vận động đúng tư thế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm
- Nằm nghỉ ngơi, thư giãn khi cơn đau nhức tái phát
- Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng xương khớp
- Nếu người bệnh có nguy cơ bị thừa cân, béo phì thì cần áp dụng thêm các biện pháp giảm cân nhằm giảm áp lực vào cột sống.
Phẫu thuật
Biện pháp phẫu thuật là biện pháp cao nhất để khắc phục tình trạng trượt đốt sống lưng. Theo quy định của ngành y tế, chỉ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân thuộc các trường hợp dưới đây:
- Người bệnh bị trượt cột sống đã được điều trị ít nhất 6 tuần trước và điều trị sau 6-12 tháng mà không thấy có hiệu quả.
- Bệnh nhân đau nhức cột nhiều với mức độ nặng, tần suất dày, không đáp ứng bất kỳ biện pháp điều trị nội khoa nào.
- Người bệnh bị trượt đốt sống lưng kèm theo biểu hiện teo cơ, liệt vận động, rối loạn cơ vòng bàng quang.
- Người bị trượt đốt sống nặng, bệnh tiến triển xấu đi nhanh do chứng khuyết eo đốt sống gây ra.
Áp dụng các bài tập bổ trợ tại nhà
Bên cạnh hai phương pháp trên, người bệnh cũng cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao để vừa hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của bệnh. Dưới đây là một số bài tập mà bệnh nhân bị trượt đốt sống lưng có thể tham khảo áp dụng tại nhà:
- Đạp xe: Đạp xe nhẹ nhàng vào sáng sớm giúp người bệnh đẩy nhanh cơn đau lưng, đem lại cảm giác dễ cử động hơn. Đồng thời, đạp xe cũng giúp cơ thể săn chắc, ngập tràn năng lượng cho một ngày mới.
- Tư thế trẻ con: Đây là tư thế vận động hữu ích với người bệnh. Các thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một gối ôm đặt ở giữa hai đầu gối. Sau đó cố gắng mở rộng hai chân sao cho 10 đầu ngón chân chạm vào nhau là xong. Hãy giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng ra nhé.
- Bài tập vặn mình: Đây cũng là một bài tập được khuyên dùng cho người bị trượt đốt sống nhẹ. Người bệnh có thể vặn mình từ từ bất cứ thời điểm nào, tránh khi ăn no là được.
Như vậy bài viết đã tổng hợp chi tiết tới bạn thông tin về trượt đốt sống lưng. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới những thông tin trên!