Đau lưng vùng phổi là một trong những triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể là do bạn mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy, đau lưng vùng phổi do đâu và có chữa được không? Tất cả sẽ được lý giải chi tiết qua bài viết!
Nguyên nhân đau lưng vùng phổi
Những người bị đau lưng vùng phổi thường xuất hiện cơn đau vùng thắt lưng trên âm ỉ, đau có thể lan dọc theo phần cột sống. Các cơn đau lưng có thể đau nhói ở một thời điểm hoặc âm ỉ và kéo dài lâu ngày. Đau lưng vùng phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
Tác động vật lý gây đau lưng vùng phổi
- Người có thói quen ngồi, đứng hoặc làm việc sai tư thế kéo dài khiến cơ căng và đau nhức ở vùng lưng.
- Người bị té ngã, va đập hoặc vật nặng tác động lên vùng sau lưng.
- Những người nâng vật nặng không đúng kỹ thuật như không giữ vùng cột sống thẳng có thể dẫn đến khu vực lưng trên bị đau quá mức. Đặc biệt cơn đau rõ hơn khi các vật nâng giữ thời gian lâu hoặc nâng qua đầu.
Đau lưng vùng phổi do các bệnh lý
Đau lưng vùng phổi có thể do một bệnh lý xương khớp gây ra. Thực tế, có tới 70% trường hợp tình trạng đau lưng vùng phổi kéo dài do các bệnh về phổi, tim hoặc xương khớp, tiêu biểu như:
Đau tim
Một trong những dấu hiệu báo hiệu cơn đau tim là đau lưng vùng phổi. Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý về tim còn thường đối mặt với các triệu chứng khác như: khó chịu vùng ngực, tức ngực, hụt hơi, mệt mỏi, buồn nôn… Đau tim là một trong những bệnh lý nguy hiểm, do đó người bệnh cần chú ý thăm khám để điều trị kịp thời.
Viêm phổi
Tình trạng viêm ở màng phổi có thể khiến người bệnh đối mặt với những cơn đau tức vùng ngực, đau buốt ở vùng lưng vị trí phổi. Viêm phổi có thể khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng khác như: ho có đờm, sốt, hụt hơi, ớn lạnh, thở khò khè, nôn mửa… Viêm phổi ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ung thư phổi
Những người bị ung thư phổi thường đối mặt với các cơn đau nhức vùng phổi lan rộng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm kèm theo các triệu chứng khác như: ho ra máu, ho kéo dài, nhiễm trùng hô hấp, hụt hơi, khàn tiếng, suy giảm sức khỏe, giảm cân nhanh..
Người bị ung thư phổi thường đối mặt với các cơn đau lưng vùng phổi âm ỉ, ngày càng nghiêm trọng. Do đó, nếu các triệu chứng đau lưng kéo dài, người bệnh cần lưu ý để thăm khám kịp thời.
Thuyên tắc phổi
Một trong những vấn đề về phổi khác có thể dẫn đến những cơn đau nhức lưng là thuyên tắc phổi. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông phát triển trong động mạch – nơi cung cấp máu đến phổi gây tắc nghẽn dòng chảy của máu. Thuyên tắc phổi gây đau lưng, ho ra máu, nhịp tim nhanh, tức ngực, sưng chân tay… Đây là một bệnh lý nguy hiểm, do đó người bệnh cần chú ý thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh lý về xương khớp
Các bệnh lý về xương khớp có thể gây ra những cơn đau lưng vùng phổi như:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực: Tình trạng này ít gặp nhưng có thể dẫn đến các cơn đau lưng ở vùng phổi nghiêm trọng.
- Viêm khớp: Gây tác động đến vùng cột sống trên và dẫn đến các cơn đau lưng vùng phổi.
- Biến dạng cột sống: Tình trạng biến dạng cột sống dẫn đến các cơn co thắt cơ thậm chí gây căng thẳng lên các khớp và đĩa đệm dẫn đến các cơn đau lưng vùng phổi.
Cách điều trị đau lưng vùng phổi
Đau lưng vùng phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y khoa để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số mẹo giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho người bị đau lưng vùng phổi:
Điều chỉnh tư thế nằm
Việc điều chỉnh tư thế nằm giúp người bệnh giảm những cơn đau lưng hiệu quả. Người bệnh nên nằm ngửa khi đi ngủ, có thể kê một chiếc gối mỏng ở dưới lưng để giúp giảm đau và có giấc ngủ sâu hơn.
Đi giày thấp
Việc mang giày cao sẽ gây áp lực cho phần cột sống, khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội vùng lưng. Do đó, những người thường xuyên bị đau lưng nên lựa chọn những đôi giày bệt để cải thiện các cơn đau ở vùng cột sống lưng.
Thường xuyên tập luyện thể dục
Người bị đau lưng ở vùng phổi nên tập luyện nhẹ nhàng để giúp thư giãn xương khớp và giảm đau lưng hiệu quả. Một số môn thể dục phù hợp là: Đi bộ, yoga, bơi lội…
Hạn chế mang vác vật nặng
Người bệnh nên hạn chế việc mang vác vật nặng hoặc vận động những động tác mạnh có thể làm các cơn đau lưng ngày càng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, mang vác đúng tư thế với trọng lượng hợp lý.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Người bị đau lưng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để giảm các cơn đau nhức khó chịu. Nếu bị các bệnh về phổi, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi như: gừng, súp lơ, tỏi, ngũ cốc, trái cây… Nếu bị các bệnh về xương khớp, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin tăng cường sức khỏe hệ xương khớp.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như: Thực phẩm chiên rán, nhiều đường và muối trong chế độ ăn, rượu bia, chất kích thích…
Đau lưng vùng phổi là một triệu chứng không nên xem thường. Do đó, khi các triệu chứng này kéo dài, người bệnh nên chú ý thăm khám y khoa để có phương pháp điều trị kịp thời!