Đau vùng lưng dưới bả vai là hiện tượng khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Theo các chuyên gia, người bệnh nên sớm có biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể xảy ra, khiến sức khỏe cũng như cuộc sống bị tác động xấu. Cùng tìm hiểu với bài viết sau đây một số thông tin tổng hợp hữu ích về tình trạng đau lưng dưới phần bả vai nhé!
Nguyên nhân đau vùng lưng dưới bả vai
Đau vùng lưng dưới bả vai thường đem lại cảm giác nhức mỏi khó chịu, thậm chí là khiến bệnh nhân khó cử động phần cánh tay. Cơn đau lưng có thể xảy ra ở dưới bả vai trái hoặc bả vai phải, một số trường hợp bị ảnh hưởng ở cả hai bên.
Theo các chuyên gia, tình trạng này thường do các nguyên nhân sau đây gây ra:
Đau nhói vùng lưng dưới bả vai trái
- Bệnh lý liên quan đến cột sống: Khi phần cột sống lưng trên bị tổn thương, người bệnh rất dễ bị đau ở dưới bả vai trái. Tình trạng này có thể là thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm, viêm xương khớp, nhiễm trùng cột sống,… Các bệnh về cột sống nếu không sớm điều trị thường gây ảnh hưởng đến cả dây thần kinh và tủy sống.
- Các bệnh về phổi: Phổi nằm trong lồng ngực thuộc khu vực thân trên, đảm nhận nhiệm vụ tuần hoàn không khí trong cơ thể. Một khi phổi gặp phải tổn thương, ví dụ như viêm mãn tính, nhiễm trùng phổi, viêm nang phế,… người bệnh thường có biểu hiện đau nhói, đau âm ỉ ở dưới bả vai.
- Vận động quá sức: Người lao động chân tay quá sức cũng có thể bị đau vùng lưng dưới bả vai trái, ví dụ như khuẩn vác, cày cuốc,… Lúc này, các cơ vùng lưng nằm dưới bả vai bị căng cứng, dẫn đến tình trạng viêm đau khó chịu.
- Sỏi mật: Trong một số trường hợp, sỏi mật có thể gây ra tình trạng đau lưng dưới bả vai trái. Thường thì người bệnh còn có một số triệu chứng đi kèm khác như ăn không ngon, buồn nôn, da dẻ xanh xao,…
Đau nhói vùng lưng dưới bả vai phải
- Các vấn đề liên quan đến tim mạch: Cảm giác đau vùng lưng dưới bả vai phải rất có khả năng là dấu hiệu của bệnh tim mạch, ví dụ như đau tim, nhồi máu cơ tim,… Đối với những trường hợp này, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng khó thở và đau tức ngực.
- Chấn thương phần mềm hoặc xương khớp: Các chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… cũng có thể gây đau ở lưng dưới bả vai phải. Ngoài ra, ở vùng lưng tổn thương còn bị sưng tấy hoặc bầm tím, chảy máu.
- Khối u cột sống: Khi những tế bào xương phát triển bất thường, chúng có thể bị biến chất và trở thành các khối u cột sống. Khối u có kích thước lớn thường đè lên dây thần kinh và gây đau lưng cho người bệnh.
Điều trị đau vùng lưng dưới bả vai
Việc điều trị đau lưng dưới bả vai còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng cụ thể của người bệnh. Thông thường với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn hoặc nghỉ ngơi vài ngày. Với các bệnh nhân nặng hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và đưa ra phác đồ phù hợp.
Những biện pháp điều trị phổ biến có thể kể đến là:
Các bài thuốc dân gian
Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian tại nhà sau đây:
- Ngải cứu: Đây là vị thuốc có tính kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Người bệnh có thể rang khô ngải cứu sau đó đắp lên vùng lưng bị đau nhức trong 20 phút, cảm giác khó chịu sẽ được cải thiện đáng kể. Bài thuốc đắp này thích hợp sử dụng với nhiều đối tượng khác nhau.
- Gừng tươi: Theo Đông y, gừng tươi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cơn đau nhức bên ngoài rất hữu hiệu. Người bệnh đem gừng tươi giã nhuyễn trộn cùng với rượu trắng, sau đó sử dụng để xoa bóp cho vùng lưng dưới bả vai bị đau trong khoảng nửa tiếng là được.
- Muối trắng: Ngoài ngải cứu và gừng tươi, bệnh nhân cũng có thể dùng muối chườm nóng để giảm đau. Cách thực hiện đơn giản như sau: Rang muối trắng nguyên hạt trong chảo lớn, đến khi bốc khói trắng thì bắc ra. Bỏ muối vào một cái khăn bông, dùng tay kiểm tra nhiệt độ rời chườm lên trên lưng.
Các biện pháp Tây y
Các biện pháp Tây y thường được sử dụng trong điều trị đau vùng lưng dưới bả vai gồm có:
- Thuốc uống: Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau hoặc chống viêm không steroid để làm giảm cảm giác nhức mỏi khó chịu. Ngoài ra, nếu đau lưng có liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc kháng sinh đường uống như amoxicillin.
- Thuốc tiêm: Với những tình trạng đau nặng hơn, bác sĩ thường tiêm thuốc steroid đường tĩnh mạch. Đây là một dạng thuốc chống viêm có tác dụng mạnh, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng.
- Vật lý trị liệu: Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân có thể điều trị bằng vật lý trị liệu, ví dụ như bài tập thể chất, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Vật lý trị liệu được thực hiện bởi các chuyên gia với lộ trình kéo dài đến vài tuần. Phương pháp này thường ít gây tác dụng phụ nên rất được ưa chuộng.
- Can thiệp ngoại khoa: Trong trường hợp các biện pháp bảo tồn không có tác dụng, người bệnh sẽ phải phẫu thuật. Phẫu thuật không chỉ giúp loại bỏ tình trạng đau nhức mà còn hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là với người bệnh có vấn đề tim mạch.
Đau vùng lưng dưới bả vai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi bệnh nhân. Vì thế, nếu phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường và không thể cải thiện nhờ vào biện pháp tại nhà, bệnh nhân nên nhanh chóng đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.