Sút lưng hay còn được gọi là tình trạng đau thắt lưng cấp rất phổ biến ở những người từ độ tuổi trung niên trở ra. Ngoài ra hiện tượng này cũng rất thường gặp ở nhóm đối tượng thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Vậy sút lưng là như thế nào? Có nguy hiểm không? Mời bạn đọc theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây để biết cách khắc phục hiệu quả.
Sút lưng là gì?
Sút lưng là tình trạng đau thắt lưng cấp tính xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm chịu áp lực mạnh một cách đột ngột. Từ đó tác động trực tiếp lên các dây chằng dọc sau, rễ thần kinh và màng cứng cột sống gây ra triệu chứng đau lưng với cường độ dữ dội.
Sút lưng thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên khi hệ thống xương khớp dần bị bào mòn và suy yếu. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người thường xuyên làm các công việc tay chân nặng nhọc với cường độ cao.
Ngoài ra, những người làm các công việc mang tính đặc thù, thường xuyên ngồi lâu một chỗ hoặc những người lười vận động cũng có thể bị sút lưng với những diễn biến phức tạp.
Triệu chứng sút lưng
Các triệu chứng thường gặp sút nhận biết sớm hiện tượng sút lưng bao gồm:
- Xuất hiện cơn đau cấp tính ở vùng cột sống thắt lưng một cách đột ngột với cường độ dữ dội
- Cơn đau tăng nặng hơn khi di chuyển, vận động hoặc thực hiện động tác cúi lưng
- Người bệnh có xu hướng đi khom lưng, phải chống tay xuống đất để đứng dậy
- Cơn đau thường xuất hiện kèm theo tình trạng co cứng cơ bên cạnh vùng cột sống lưng bị đau nhức
Nguyên nhân sút lưng
Hiện tượng sút lưng có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên đa phần là có liên quan đến bệnh lý. Cụ thể, những “thủ phạm” điển hình gây ra tình trạng sút lưng có thể kể đến như:
- Mắc các bệnh liên quan đến hệ Cơ xương khớp phổ biến nhất là bệnh thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm cột sống, lao cột sống,…
- Mắc các bệnh về hệ tiết niệu: Bệnh thận hư, thận yếu, thận ứ nước, sỏi thận,…
- Mắc bệnh phụ khoa: Viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
- Mắc bệnh viêm tụy cấp,…
Ngoài ra, sút lưng cũng có thể mắc phải do các tác động cơ học từ bên ngoài. Thường gặp nhất là:
- Người bệnh bị chấn thương, tai nạn ở cột sống lưng trong quá trình lao động sản xuất, vận động hoặc tai nạn do va chạm giao thông,…
- Người bệnh vận động cột sống đột ngột với cường độ mạnh khiến cột sống bị gia tăng áp lực đột ngột
- Ngồi làm việc, nghỉ ngơi không khoa học, ngồi cong vẹo cột sống hoặc duy trì cột sống quá lâu ở một tư thế
- Thường xuyên mang vác vật nặng trên lưng khiến cột sống bị tổn thương, suy yếu chức năng
- Suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm cũng có thể gặp phải tình trạng này
Sút lưng có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, sút lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy vấn đề sút lưng có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân tác động gây sút lưng.
Nếu sút lưng xảy ra do các tác động cơ học từ bên ngoài thì mọi người không cần quá lo lắng. Chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý vài ngày và tích cực bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể thì triệu chứng đau nhức sẽ dần được khắc phục.
Ngược lại, nếu mọi người bị sút lưng do bệnh lý thì cần đặc biệt lưu ý. Theo đó, sút lưng do các bệnh về Cơ xương khớp có thể dẫn đến biến chứng teo cơ, bại liệt nếu không được can thiệp điều trị hiệu quả.
Trong trường hợp sút lưng do các bệnh về thận có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Với chị em phụ nữ bị sút lưng do các bệnh phụ khoa không được phát hiện điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Do đó khi gặp phải triệu chứng đau nhức do sút lưng kéo dài với diễn tiến ngày càng nghiêm trọng hơn thì cần thăm khám y tế càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa sút lưng
Với những trường hợp bị sút lưng mức độ nhẹ mọi người có thể tham khảo áp dụng một số cách giảm đau tại nhà như sau:
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm lạnh hoặc chườm nóng là cách tận dụng nhiệt lượng để làm giảm sự căng thẳng thần kinh. Đồng thời giúp làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu đến vùng lưng bị tổn thương. Từ đó giúp giảm đau và xua tan cảm giác khó chịu cho người bệnh một cách an toàn, hiệu quả.
Để áp dụng phương pháp chườm nóng mọi người có thể dùng muối hạt trắng, cám gạo hoặc các dược liệu tự nhiên. Ví dụ như: Ngải cứu, lá lốt,… rang nóng lên rồi cho vào túi vải để đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức.
Nếu chườm lạnh thì mọi người cho nước đá hoặc đá lạnh vào túi chườm rồi chườm lên vị trí cột sống đang bị đau nhức. Kiên trì áp dụng liệu pháp đều đặn sẽ giúp giảm đau rất tốt.
Vật lý trị liệu chữa sút lưng
Tập yoga, đi bộ, bơi lội, thực hiện các bài tập kéo giãn cột sống, châm cứu, bấm huyệt,…. Đều được xem là các liệu pháp vật lý trị liệu đem lại tác dụng rất tốt trong việc giảm đau do sút lưng. Người bệnh thường xuyên thực hiện các liệu pháp này sẽ nhận được tác dụng tốt trong việc giảm đau và phòng ngừa triệu chứng bệnh tái phát.
Sử dụng thuốc Tây nếu cần thiết
Với những trường hợp gặp phải tình trạng sút lưng với các cơn đau cấp tính quá sức chịu đựng thì mọi người có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc Tây giảm đau. Phổ biến nhất là các loại thuốc như: Paracetamol, Piroxicam, Diclofenac,… Tuy nhiên mọi người chỉ nên sử dụng thuốc Tây khi thực sự cần thiết vì các loại thuốc này tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ. Gây ra những tác động tiêu cực cho chức năng hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trên cơ thể.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hiện tượng sút lưng và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!