Trẻ bị viêm phổi thường có các biểu hiện như: Ốm sốt, nghẹt mũi, quấy khóc, thở khò khè… Vì vậy, nhiều bà mẹ lo lắng rằng trẻ bị viêm phổi có được tắm không? và trẻ bị viêm phổi thì phải tắm như thế nào để giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mà vẫn an toàn cho bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đến mọi người những vấn đề này. Mời bạn đọc theo dõi!
Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?
Trẻ bị viêm phổi là lúc cơ thể bé đang bị suy yếu kèm theo các triệu chứng ho, sốt, ngạt mũi. Vì thế, các bậc phụ huynh lo ngại rằng tắm cho con thì bé sẽ dễ bị nhiễm lạnh khiến triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Điều này khiến các mẹ không dám tắm cho con trong những ngày này.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa Nhi, viêm phổi khiến bé mệt mỏi và yếu hơn bình thường nhưng vẫn cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Nhất là vào mùa hè, nếu bé không được tắm rửa sạch sẽ dễ gây bí tắc mồ hôi càng khiến cho bệnh lâu khỏi và khiến bé khó chịu, mệt mỏi hơn. Do đó, các mẹ vẫn nên tắm cho bé khi bị viêm phổi. Điều này vừa giúp trẻ sảng khoái, thoải mái hơn vừa phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh về da liễu khi mồ hôi, chất thải bám đọng quá lâu trên cơ thể.
Mặc dù vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý về thời gian, cách tắm và nhiệt độ nước tắm của bé để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con.
Hướng dẫn tắm cho trẻ bị viêm phổi đúng cách
Khi tắm cho trẻ bị viêm phổi, các bậc phụ huynh phải hết sức thận trọng và “nằm lòng” những nguyên tắc về nhiệt độ, thời gian, thời điểm tắm. Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn ủ cần thiết trước khi tiến hành tắm cho bé.
Theo đó, quá trình tắm cho trẻ bị viêm phổi đúng cách được thực hiện như sau:
- Bước 1: Pha nước tắm cho bé
Nước tắm cho trẻ bị viêm phổi không được nóng quá, cũng không được lạnh quá. Nhiệt độ thích hợp nhất của nước dùng để tắm cho trẻ là dao động trong khoảng 35 độ. Mẹ có thể sử dụng nhiệt độ để kiểm tra hoặc dùng tay để cảm nhận nhiệt độ của nước.
- Bước 2: Chuẩn bị phòng tắm cho trẻ
Trẻ bị viêm phổi cần được tắm trong phòng kín gió. Nếu tắm cho trẻ vào mùa đông, cha mẹ nên chuẩn bị đèn sưởi hoặc tạo nhiệt cho phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn nhà. Nhiệt độ thích hợp sẽ giúp trẻ cảm thấy “yên tâm” hơn và phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm lạnh.
Khi tắm cho con, mẹ chỉ nên tắm trong khoảng 5 – 7 phút. Không nên tắm cho trẻ quá lâu đề phòng nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm phổi cũng không cần phải tắm đều đặn mỗi ngày. Phụ huynh nên duy trì tần suất tắm từ 2 – 3 ngày một lần là được.
- Bước 3: Cách tắm, vệ sinh thân thể cho trẻ
Phụ huynh tắm thật nhanh cho trẻ, dội nước từ từ từ trên xuống dưới và tắm từng bộ phận một. Kết hợp massage nhẹ nhàng vùng ngực và lưng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Sau khi tắm xong, mẹ hãy dùng khăn ủm, lau thật khô đầu tóc và cơ thể trẻ trước khi mặc lại quần áo để tránh nhiễm lạnh.
- Bước 4: Mặc quần áo cho trẻ sau khi tắm
Ngay khi vừa tắm xong, trẻ cần được mặc ấm. Mẹ nên khoác cho bé thêm một chiếc áo mỏng. Sau 15 – 20 phút sau thì cởi áo khoác ra. Phải đảm bảo quần áo của trẻ là những bộ đồ có khả năng thấm hút tốt và thoáng mát. Giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược lại khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý khi tắm cho trẻ bị viêm phổi
Trẻ bị viêm phổi vẫn có thể tắm thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon, bớt quấy khóc. Tuy nhiên, để đạt được mục đích và bảo vệ sức khỏe của trẻ đúng cách, khi tắm cho trẻ các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tắm cho trẻ trong thời gian nhanh nhất có thể. Dù mùa đông hay mùa hè thì trẻ bị viêm phổi cũng có sức đề kháng rất yếu. Vì thế, nếu trẻ bị ngâm nước quá lâu dẫn đến nguy cơ nhiễm lạnh và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Thời điểm tắm thích hợp nhất cho trẻ nhỏ nói chung và trẻ bị viêm phổi nói riêng là từ 10h – 10h30 vào buổi sáng. Thời điểm tắm buổi chiều là từ 14h – 15h. Sau 16h trở đi, phụ huynh không nên tắm cho bé vì lúc này nhiệt độ đã giảm xuống đáng kể. Tắm quá muộn có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không được tắm cho trẻ bằng nước nóng. Nước nóng sẽ làm khô da, mất độ ẩm của da và có thể khiến trẻ bị bỏng. Vì làn da của trẻ nhỏ còn rất non nớt và nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
- Phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ khăn tắm, quần áo, áo khoác và tất chân (nếu cần thiết) trước khi tắm cho trẻ. Tránh trường hợp trẻ đã được tắm xong mà không được ủ ấm kịp thời.
- Chọn khăn bông mềm để lau cơ thể trẻ. Không dùng khăn người lớn hay các loại khăn cho chất liệu cứng, sần sùi sẽ làm trầy xước da và khiến trẻ bị đau rát.
- Trẻ bị viêm phổi cần được mặc những bộ đồ rộng rãi, có độ thấm hút tốt, thông thoáng nhưng vẫn có thể giữ ấm cơ thể trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên mặc áo cao cổ hoặc áo quá dày cho con. Vì nó có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi, mồ hôi thấm ngược vào lưng sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau khi trẻ được tắm xong cần lưu lại phòng tắm khoảng 10 – 15 phút để nhiệt độ cơ thể ổn định mới ra ngoài. Tránh việc bị trúng gió, sốc nhiệt gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe của trẻ.
Bài viết trên đây đã giải đáp đến các bậc phụ huynh về vấn đề “trẻ bị viêm phổi có được tắm không?” và hướng dẫn mọi người cách tắm cho trẻ an toàn khi bị viêm phổi. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc trẻ bị viêm phổi hiệu quả hơn. Chúc bạn đọc sức khỏe!